Sự điên rồ là luôn làm đi làm lại chỉ một việc nhưng mỗi lần lại mong có kết quả khác nhau. :)

Javascript

    Monday, October 31, 2011

    Cách học theo phương pháp Efforless English

    No comments :
    Mỗi bài học có 3-4 tập tin bài học khác nhau, bạn sẽ phải học các file này trong 1 tuần hoặc hơn, điều này rất quan trọng, chỉ MỘT bài học cho 1 tuần, nội dung trong mỗi bài học bao gồm:
    - A Text Article (file .PDF): Đọc bài text, không cần phải nghiên cứu. Đừng cố gắng nhớ nó, chỉ đọc một vài lần mỗi ngày và xem lại từ mới. Dùng từ điển tra những từ khó nếu cần thiết.
    - Vocabulary Lesson (file .MP3): Chỉ nghe, đừng cố gắng nhớ từ.
    - Mini-Story (file .MP3): Đây là phần quan trọng nhất. Lần thứ nhất chỉ nghe. Sau đó nghe và ngừng sau mỗi câu hỏi. Trả lời các câu hỏi thật lớn bằng tiếng Anh, sau đó nghe lại. Đừng lo lắng nếu bạn không hiểu gì. Đừng lo lắng về các lỗi. Trong Mini-Story bạn chỉ cần làm 3 điều:
    + Sau mỗi phát biểu trong bài học, bạn chỉ cần nói “Ah” hoặc “Oh”.
    + Tôi hỏi 1 câu hỏi mà bạn sẽ biết câu trả lời, chỉ cần trả lời ý, không cần trả lời nguyên câu, 1 từ hoặc 2 từ là đủ.
    + Tôi hỏi một câu hỏi mà bạn không biết trả lời, hãy đoán, đoán thật lớn, chỉ cần 1 hoặc 2 từ, không cần nguyên câu. Trả lời đúng và chính xác không quan trọng, quan trọng nhất là phải trả lời nhanh, càng nhanh càng tốt (nhớ rằng 1 hoặc 2 từ là tốt nhất). Cái đích ở đây là tốc độ phản xạ, ban đầu có thể là khó đối với bạn, dùng nút Pause nếu cần.
    - Audio Article (MP3): Chỉ nghe và thư giãn, nghe 1 vài lần mỗi ngày cho 1 tuần. Cái đích của bạn là hiểu 100% ngay lập tức và tự động.Một vài bài học có thêm một số phần sau:
    - Point Of View Mini-Stories: Học ngữ pháp tiếng Anh một cách tự động, chỉ cần nghe cẩn thận, không cần quan tâm nhiều đến các luật lệ. Không phải bài học nào cũng có POV Mini-Stories.
    - Commentaries: Đây là phần nói mở rộng về một chủ đề nào đó, hầu hết chúng không khó. Nếu thấy khó quá có thể bỏ qua và thứ giãn, phần này không quan trọng
    Kỹ năng quan trọng nhất của tiếng Anh là gì? Kỹ năng nào nên có để giao tiếp tốt. Rõ ràng số một đó là sự lưu loát và trôi chảy. Sự lưu loát là gì? Lưu loát là khả năng nói (và hiểu) tiếng Anh một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không cần phải dịch ra ngôn ngữ mẹ đẻ. Lưu loát nghĩa là bạn có thể giao tiếp dễ dàng với một người thông thạo, họ dễ dàng hiểu ý bạn nói và bạn cũng dễ dàng hiểu họ. Chính xác là bạn nói và hiểu ngay tức thì. Sự lưu loát là một đích đến quan trọng nhất, theo nghiên cứu chỉ có một cách duy nhất để trở nên lưu loát thông thạo. Bạn không giỏi tiếng Anh bằng cách độc sách, bởi việc đến các trung tâm Anh ngữ và học thuộc các cấu trúc ngữ pháp.Nghe chính là chìa khóa của thành công. Để trở nên thông thạo tiếng Anh bạn nên có nhiều sự nghe đi nghe lại, đó là cách huy nhất, bạn nên học với đôi tai, không học bằng mắt. Nghe như thế nào là tốt nhất? Nghe những gì có thể hiểu được và nghe lại nhiều lần. Cả 2 đều quan trọng: phải hiểu những gì mình nghe được và nghe đi nghe lại. Nếu bạn không hiểu những điều bạn nghe hoàn toàn vô nghĩa, điều đó giải thích tại sao nghe tiếng Anh trên TV không giúp nhiều cho bạn, đa phần là bạn không hiểu hết câu chuyện, nó quá khó và quá nhanh. Điều đó thật sự đúng chứ? Nếu bạn không hiểu khả năng tiếng Anh của bạn không được cải thiện, vì thế những tư liệu luyện nghe phải dễ, do đó bạn nên nghe từ những bài dễ. Đa phần những sinh viên thường chọn nghe những bài phức tạp và khó cho nên việc học của họ rất chậm. Chọn nghe những bài dễ bạn sẽ nói nhanh hơn.Hiểu không chưa đủ, đó mới chỉ là 1/2 của phương pháp, phần còn lại là phải nghe đi nghe lại. Nếu bạn nghe 1 từ mới chỉ có 1 lần, bạn sẽ sớm quên nó, bạn nghe 5 lần bạn vẫn có thể quên, vậy bao nhiêu lần là cần thiết? Nhiều người nghĩ rằng nghe khoảng 30 lần sẽ nhớ mãi mãi nhưng thật ra bạn phải nghe nó từ 50-100 lần!Chính vì điều này tôi đã bảo sinh viên của mình hãy nghe các bài học nhiều lần và nghe mỗi ngày, tôi khuyến cáo họ nên nghe 30 lần trở nên cho mỗi bài (có thể là 4 lần/ ngày cho 1 tuần)- Nên nghe tỉ mỉ: Nghe những từ có liên quan trong cùng một chủ đề sẽ tốt hơn nghe nhiều điều khác nhau của nhiều chủ đề.- Chia việc nghe ra làm nhiều lần trong ngày: lắng nghe 2 giờ không nghỉ hoặc chia ra nhiều lần trong ngày, việc nào tốt hơn? Bằng cách chia ra làm nhiều lần bạn sẽ nhớ nhiều từ hơn và học nhanh hơn, tốt nhất là nghe 30 phút buổi sáng, 30 phút lúc nghỉ trưa, 30 phút trước khi về và 30 phút trước khi ngủ… đây cũng là thời gian biểu tôi khuyến cáo cho sinh viên của tôi.- Sử dụng iPod hay máy nghe nhạc cũng là một giải pháp hay vì bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
    - Xem những đoạn phim: ở đây nhấn mạnh là chỉ xem từng đoạn, không nên xem toàn bộ vì như vậy bạn sẽ không hiểu được, xem 1 đoạn 2-3 phút/ tuần là tốt nhất.
    + Đầu tiên xem cảnh đó với phụ đề tiếng Việt, điều này sẽ giúp bạn hiểu nội dung.
    + Thứ hai xem lại với phụ đề tiếng Anh, dừng và dùng từ điển tra những từ không hiểu, viết lại các đoạn hội thoại ra giấy.
    + Xem lại đoạn phim vài lần với phụ đề tiếng Anh.
    + Nghe không cần phụ đề một vài lần.
    + Lặp lại các bước và xem mỗi ngày cho 1 tuần.Trong tuần thứ 2 xem cảnh tiếp theo và cho đến khi hết, sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành bộ phim nhưng như vậy khả năng giao tiếp của bạn mới cải thiện được.
    - Nghe kết hợp với đọc cũng là một cách hiệu quả, cải thiện cách phát âm. 6 tháng để nghe nói thông thạo:Theo các sự gợi ý trên kết hợp với 7 luật căn bản (sẽ trình bày sau) thì bạn sẽ nghe nói tiếng Anh thành thạo.Tôi đã dạy tiếng Anh hơn 10 năm, mỗi sinh viên áp dụng cách của tôi đều thành công, và luôn luôn cách Effortless English là chìa khóa của thành công.Bạn cảm thấy mệt mỏi với cách học truyền thống, mệt mỏi với các bài tập tiếng Anh, mệt mỏi phải đến các trung tâm Anh ngữ với các cấu trúc ngữ pháp tẻ nhạt.
    7 luật cho việc học tiếng Anh
    1. Học nhóm từ, thành ngữ, không học riêng lẻ từng từ.
    2. Không học ngữ pháp.
    3. Nghe trước (quan trọng).
    4. Học chậm, sâu là tốt nhất.
    5. Dùng POV và Mini-stories để học ngữ pháp một cách tự động.
    6. Chỉ dùng những tư liệu và bài học thực tế.
    7. Nghe, sau đó trả lời, không nghe và lặp lại.
    Hệ thống Effortless English là gì? Nó bao gồm 3 phạm vi: cơ thể, tinh thần và phương pháp. Bằng cách sử dụng thành thạo và khoa học các kỹ thuật này bạn sẽ cải thiện khả năng nghe nói của mình một cách đáng kể, bạn nói nhanh hơn và một cách tự động. Mỗi cách đều quan trọng và góp phần làm nên điểm mạnh của Effortless English. Chúng ta sẽ hiểu rõ 3 phạm vi này trong từng bài học. Sau đây là thời gian biểu mà bạn có thể áp dụng để học:
    - Sáng sớm:
    + Nghe một vài bản nhạc yêu thích, đứng dậy, ưỡn ngực, cười … (5 phút).
    + Nói hay la lớn: “Tôi là người nói tiếng Anh giỏi nhất” hay “Tiếng Anh thật dễ”… Dùng toàn bộ cơ thể để la (2 phút).
    + Hình dung bạn là một người nói tiếng Anh giỏi (3 phút).+ Nghe Vocab và Mini-stories (20-30 phút).- Going to work (hay Late Morning):
    + Nghe lại Mini-Stories một vài lần (20 phút).
    + Nghe POV một vài lần (10 phút).
    - Lunch time:
    + Nghe (và đọc) Main Article một vài lần.
    - Going home (or Early evening)
    + Nghe Mini-Stories một vài lần
    + Nghe POV một vài lần
    - Trước khi ngủ:
    + Nghe Main Article một vài lần
    NÊN VÀ KHÔNG NÊN
    Không:
    - Ngồi một chỗ khi nghe.
    - Đọc textbook, sách ngữ pháp, hay sách từ vựng.
    - Đứng hoặc ngồi với tư thế không tốt trong khi học.
    - Giữ những sự tin tưởng tiêu cực về tiếng Anh.
    - Làm bài tập trong Workbook.
    - Nhớ cấu trúc ngữ pháp.
    - Tới những lớp học Tiếng Anh truyền thống.
    Nên:
    - Di chuyển cơ thể trong khi học.
    - Dùng cách diễn tả hay tư thế để diễn tả những từ ngữ khó.
    - Học bằng tai.
    - Phát triển và rèn luyện sự tin tưởng tích cực.
    - Cười mỗi khi nghe tiếng Anh.
    - Dùng Mini-stories để học sâu.
    - Hình dung mình nói tiếng Anh một cách dễ dàng.
    - Chú trọng những kiên trì nhỏ và cải thiện nó hàng ngày.
    - Học ngữ pháp với POV lessons.
    - Thư giãn và giải trí khi học.
    ( Theo Thanh Hà's Blog)

    No comments :

    Post a Comment